Bà đẻ có ăn rau má được không? Ăn rau má có bị mất sữa không? Là những thông tin mà hôm nay Sức Khỏe Việt muốn gửi tới các chị em vừa mới sinh con xong, cần bồi dưỡng sức khỏe và lượng sữa cho con. Các bạn hãy cùng đọc để biết thêm các thông tin hữu ích nhé!
Bác sỹ Hà Thị Huệ - bác sỹ chuyên khoa Cấp I sản phụ khoa làm việc tại Nhà Hộ Sinh A 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm Hà Nội cho biết: Khi vừa mới sinh con xong, cơ thể của mẹ còn khá là yếu, cần nhiều thời gian hồi phục thể trạng sức khỏe và phải nắm rõ một số quy tắc kiêng cữ hợp lý, đặc biệt là về vấn đề ăn uống. Rau má, nước rau má đem lại vô vàn lợi ích cho các mẹ nhưng muốn biết việc dùng nó sau sinh tốt hay không tốt, nên hay không nên thì trước tiên bạn cần tìm đọc qua những nội dung bên dưới.
Rau má không chỉ được biết đến là một loại rau thông dụng mà nó còn có tác dụng chữa một số bệnh như mụt nhọt, giải độc, tim mạch, táo bón, tăng cường sức khỏe,…Ngoài ra, rau má còn được xem như một loại thảo dược có tính bổ dưỡng khá cao, chứa nhiều khoáng chất, sinh tố, chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, góp phần cải thiện trí nhớ, chữa trị các căn bệnh về da,…Rau má có những cách chế biến khá đơn giản như ăn sống, luộc, nấu canh, giã, xay nhuyễn vắt lấy nước để uống.
Bà đẻ có ăn được rau má không?
Sau sinh các bà đẻ uống nước rau má được không? Các bà đẻ có thể dùng uống nước rau má hoặc dùng rau má để chế biến thành các món canh khá bổ dưỡng với thịt bò, thịt heo,…giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, rau má còn có tác dụng hiệu quả trong việc lợi sữa, kháng khuẩn và giúp cải thiện làn sau khi sinh xong.
Xem thêm: Bà bầu có ăn được rau má không ?
Rau má mọc ở khu vực bờ ruộng, bờ đầm… rất dễ mọc, dễ trồng có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) giúp dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được dùng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy… Nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra, trong rau má có chứa rất nhiều beta caroten, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, Fe, Mg, Mn, P, Kali, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K.
Trong rau má có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên thường được dùng nhiều vào mùa hè. Thế nhưng, không phải ai cũng đều biết cách sử dụng nước rau má đúng cách để có lợi cho sức khỏe sau sinh nở.
Ăn rau má có mất sữa không ?
Với câu hỏi “Ăn rau má có mất sữa không?” Bác sỹ Huệ cho biết: Rau má cũng có tác dụng lợi sữa rất tốt. Ngoài ra, sau sinh, với những vết thương hở dễ có nguy cơ nhiễm trùng, mẹ có thể dùng rau má như một loại thuốc kháng khuẩn. Đồng thời, rau má cũng giúp lưu thông khí huyết làm mẹ có nước da hồng hào và tươi trẻ. Ngoài rau má tươi nấu canh, mẹ có thể phơi khô nấu nước uống hàng ngày cũng rất tốt trong việc tăng tiết sữa.
Xem thêm: Ăn rau má có tốt không ? Ăn rau má có giảm cân không ?
Những sai lầm khi uống nước rau má mà nhiều mẹ thường mắc phải
Lạm dụng nước rau má
Sau sinh uống nước rau má là tốt nhưng đừng lạm dụng quá. Nhiều người nghĩ rằng, uống càng nhiều sẽ càng đem lại vô vàn lợi ích thiết thực như giải nhiệt, nóng trong, đánh bay mụn,…nhưng thực tế thì đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm cần phải loại bỏ ngay.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), uống nhiều rau má sẽ dễ bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là đối với những người có thân nhiệt thấp và hay bị lạnh bụng. Đó là chưa kể ăn nhiều rau má sẽ làm tăng lượng cholesterol khiến bạn dễ bị nhức đầu, giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sảy thai.
Uống nước rau má khi đang dùng một số loại thuốc.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm,… Và loại nước này khi uống kèm với thuốc điều trị tiểu đường sẽ làm suy giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol. Vậy nên, có thể kết luận rằng, uống nước rau má khi đang dùng một số loại thuốc sẽ gây nguy hiểm không tốt cho sức khỏe.
Nước rau má chữa nóng bụng
Do quan niệm này xuất phát từ việc uống nước rau má sẽ có tác dụng giải nhiệt và nguyên nhân của biểu hiện nóng bụng chủ yếu là do khó tiêu khiến bụng nóng. Và hiện nay thì chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào cho thấy, sau sinh uống nước rau má sẽ có tác dụng chữa chứng nóng bụng như lời đồn đoán.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nước rau má khi uống, nhất là có thêm đường kính sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân là do rau má có tính hàn, nếu bị đầy bụng, tiêu chảu cần cẩn trọng nghe theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Uống nước rau má khi mang thai
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì phụ nữ đang mang thai hay đang muốn có thai, tuyệt đối đừng dùng loại nước này. Theo ý kiến của Lương y Bùi Hồng Minh, không ít chị em vẫn nghĩ rằng, uống nước rau má rất mát, có lợi cho cơ thể, giúp bụng dạ “yên ổn” kể cả khi bạn đang mang thai. Thế nhưng, thực tế thì đây lại là quan niệm sai lầm, vì có những trường hợp gây nguy hiểm cho thai nhi và thậm chí còn giảm khả năng, giảm hiệu quả thụ thai của người đang muốn có con.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của các bác sỹ về “Ăn rau má có mất sữa không?” Hi vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các chị em có thêm những kiến thức cần thiết trong hành trình đi tìm sữa cho con. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể nhắn tin với các chuyên gia TẠI ĐÂY để được giải đáp mọi thắc mắc.
Hastag:#suckhoeviet #rauma