Bà bầu có ăn được rau má không ? Ăn rau má có tốt cho bà bầu không? Là những vấn đề hiện đang được các mẹ bầu quan tâm hàng đầu cho sức khỏe của mình và thai nhi. Bài viết hôm nay Sức Khỏe Việt xin được chia sẻ với các mẹ những thông tin về ăn rau má khi mang thai có tốt không? Các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Hỏi: Em có thai được 26 tuần, gần đây em luôn bị ấm ách bụng và có cảm giác nóng bức trong người. Các bác hàng xóm khuyên em nên uống nhiều nước rau má cho mát. Nhưng em cứ thấy lo lo, em muốn hỏi bác sĩ bà bầu có nên dùng rau má không? Em cám ơn ( Mai H – Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Mai H thân mến! Hòm thư giải đáp thắc mắc của Sức Khỏe Việt đã nhận được thắc mắc của bạn. Sau đây các bác sỹ chuyên khoa sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề trên.
Rau má là một loại thảo dược lâu năm, mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn tạo hình quạt. Rau má là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn Độ… Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.
Ăn rau má có tác dụng gì ?
Tuy nhiên, Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu gần đây đã đưa ra một mối quan tâm đến loại thảo dược có lợi cho sức khỏe này và kết luận, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng rau má.
Xem thêm: [6] Công dụng thần kỳ của rau má
Bà bầu có ăn được rau má không ?
Trong khi mang thai, nội tiết tố thay đổi nên nhiều sản phụ cảm thấy nóng bức trong người và vô cùng khó chịu. Để hạ nhiệt độ cơ thể, bạn nên chọn ăn nhiều hoa quả có tính mát, giảm bớt các đồ ăn nhiều gia vị vì nó có thể khiến bạn nóng hơn.
Tuy nhiên, uống nước rau má không phải là giải pháp được khuyến khích. Mặc dù rau má khi xay lấy nước uống rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, chữa mụn nhọt… nhưng thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
Xem thêm: [5+] phá thai bằng rau má và những điều cần biết
Một số tác dụng phụ của rau má
Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.
Rau má là một thảo dược thiên nhiên có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Nhưng việc sử dụng sao để có thể phát huy được hết công dụng của loại rau này thì không phải ai cũng biết. Hi vọng rằng qua bài viết này các chị em mang bầu nói riêng và mọi người nói chung hiểu rõ hơn được về cây rau má này.
Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể nhắn tin với bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY để được giải đáp mọi thắc mắc.
Hastag:#suckhoedoisongviet #rauma