Rau má không chỉ là một loại rau được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của con người, mà rau má còn được biết đến bởi những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe. Uống nước rau má khi nào là tốt nhất ? Uống nước rau má nhiều có hại không ? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn, cùng đọc nhé!
Rau má là loại rau mọc ở khu vực bờ đầm, bờ ruộng… chốn làng quê. Loại rau dễ mọc, dễ trồng này tuy dung dị nhưng lại có khả năng giải nhiệt cực tốt. Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy… Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong rau má có chứa rất nhiều beta caroten, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, Fe, Mg, Mn, P, Kali, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K. Trong rau má có chứa rất nhiều beta caroten, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium...
Uống nước rau má khi nào là tốt nhất ?
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể. Thời điểm uống nước rau má tốt nhất đó là vào lúc 10 giờ sáng và 13 giờ chiều. Bởi vì cơ thể cần nhiều nước nhất, uống nước rau má sẽ cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất cho cơ thể vận động cả ngày.
Xem thêm: Ăn rau má có tốt không?Ăn rau má có giảm cân không ?
Nước rau má có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người, tuy nhiên thì không phải ai cũng biết sử dụng nước rau má đúng cách. Dưới đây là những kiểu uống nước rau má mùa hè để giải nhiệt cực sai lầm có thể khiến bạn mất mạng được giới chuyên gia đưa ra:
Uống nước rau má thay nước lọc
Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ, vì mong muốn nhanh chóng có làn da mượt như nhung, đánh bay những nốt mụn đáng ghét trên da rất thường gặp vào mùa hè mà tìm đến nước rau má. Nhiều người cho rằng uống càng nhiều càng tốt, càng giúp giải nóng trong nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất. Thực tế thì không phải vậy.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là còn kiểu uống thay nước lọc, tầm 2-3 lít mỗi ngày, bạn sẽ gặp nguy hiểm khó lường. "Uống nhiều nước rau má sẽ khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là đối với những người thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng. Chưa hết, ăn nhiều rau má còn khiến tăng cholesterol, khiến bạn bị nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai. Loại nước này khi uống kèm với thuốc điều trị tiểu đường sẽ làm suy giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.
Uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là còn kiểu uống thay nước lọc, tầm 2-3 lít mỗi ngày, bạn sẽ gặp nguy hiểm khó lường.
Uống nước rau má để chữa nóng bụng do khó tiêu
Vì nghĩ rau má có tính giải nhiệt nên nhiều người đã sử dụng để uống khi bị nóng trong bụng – nguyên nhân được xác định là do ăn đồ ăn khó tiêu, khiến bụng óc ách, khó chịu. Thậm chí còn cho thêm đường để dễ uống. Thói quen uống nước rau má để chữa nóng bụng do khó tiêu hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thậm chí gây phản tác dụng.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nhiều người cứ nghĩ bị khó tiêu, nóng trong là tìm đến cốc nước rau má để tiêu hóa tốt hơn, giải nóng trong hiệu quả. Thực tế thì nước rau má, nhất là khi cho thêm đường kính vào sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là rau má có tính hàn, nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy thì phải dùng hết sức cẩn trọng theo hướng dẫn của thầy thuốc, thậm chí là tạm thời nên tránh dùng.
Uống nước rau má khi đang sử dụng một số loại thuốc
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol. Do đó, uống nước rau má khi đang sử dụng một số loại thuốc này có thể gây họa cho tình trạng sức khỏe của bạn.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật...
Uống nước rau má khi đang mang thai
Không chỉ là phụ nữ đang mang thai mà chị em dự định có thai cũng nên dè chừng loại nước này. Theo lương y Bùi Hồng Minh, nhiều chị em vẫn nghĩ nước rau má mát, có lợi với cơ thể, giúp bụng dạ yên ổn, kể cả khi mang thai. Tuy nhiên đây là suy nghĩ cực sai lầm. Uống nước rau má khi đang mang thai là điều cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Với người đang có ý định mang thai mà sử dụng nước rau má thường xuyên cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai.
Uống nước rau má nhiều có hại không ?
Rau má không đơn thuần là một loại rau ăn mà còn là một loại thảo dược chữa bệnh. Để uống nước rau má đúng cách, không gây hại sức khỏe, giới chuyên gia khuyên:
- Không nên uống quá nhiều nước rau má, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má.
- Không nên sử dụng rau má, uống nước rau má thường xuyên quá 1 tháng. Sau 1 tháng dùng rau má với hàm lượng khuyến cáo, bạn cần ngừng nghỉ ít nhất nửa tháng rồi mới tiếp tục.
- Hạn chế ra nắng vì trong rau má có các hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp sử dụng liều lượng rau má cao mà đi ra ngoài nắng còn có thể khiến bạn bị bất tỉnh, mê man.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh gan, đang dùng một số loại thuốc không nên sử dụng rau má. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ cho trường hợp cụ thể của mình để có lời khuyên đúng đắn nhất.
- Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống.
- Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu… xâm nhập.
Trên đây là một số chia sẻ của các chuyên gia về “ Uống nước rau má khi nào tốt nhất? Uống nước rau má nhiều có hại không? “ Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể nhắn tin với các chuyên gia TẠI ĐÂY để được giải đáp mọi thắc mắc.
Nguồn bài viết: https://suckhoedoisongviet.webflow.io/
Hastag:#suckhoeviet #rauma