Ăn rau má có sảy thai không ? Là thắc mắc của rất nhiều chị em nữ giới khi mang thai muốn tìm một loại nước mát để uống giải nhiệt. Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Trên diễn đàn mẹ và bé có chia sẻ tâm sự của một bạn gái “suýt sảy thai vì uống nước rau má”. Cụ thể như sau:
“Em mang thai được hơn 3 tháng thì bắt đầu đón mùa hè. Trời ơi, khổ vô cùng vô tận vì nóng các mẹ ạ. Bình thường em đã thuộc kiểu "máu nóng", giờ thêm bầu bí nữa nên khó chịu phát điên lên được ấy. Vậy là em suốt ngày trăn trở tìm cách giải nhiệt cho cơ thể đang "hầm hập" vì thời tiết và tình trạng bầu bí của mình.
Em vốn mang "tư tưởng mới' nên chẳng kiêng khem gì hết. Vậy nên ai mách ăn, uống món gì mát là em mua về liền. Rau má thì lúc chưa bầu em cũng uống thường xuyên, vì nước rau má tuyệt ngon lại tốt cho cơ thể nữa. Nào là tốt cho tim mạch này, đỡ mụn nhọt lại giảm lo âu nữa, quá hợp cho bà bầu như em. Thế nên những ngày bầu bí nóng bức em chợt nhớ ra rau má như một "vị cứu tinh" vậy. Em lập tức ra chợ mua cả rổ về để tự xay uống cho hợp vệ sinh.
Nhưng hình như có bầu một cái là khẩu vị của mình cũng bị thay đổi hay sao ấy. Tự nhiên em thấy thứ nước này khó uống quá chừng. Đã vậy em có nguy cơ tiểu đường thai kì nên chỉ được thêm vài hạt muối vào thôi. Tuy vậy, chỉ vài ly rau má mà em thấy người dễ chịu hẳn các mẹ ạ. Đúng là mát từ trong mát ra mà. Mừng nhất là nhờ loại rau này mà em không còn bị chứng táo bón hành hạ khổ sở nữa. Nên dù có hơi khó uống một chút, mỗi ngày em đều nhắm mắt nhắm mũi mà uống một ly to.
Mẹ chồng em thì bảo uống nhiều rau má không tốt, và có thể gây sảy thai nhưng em không tin. Thì thấy, em uống suốt mà chỉ thấy người dễ chịu chứ có ảnh hưởng gì đâu. Thế nhưng mỗi khi thấy em mua về, mẹ chồng em đều "lườm nguýt" một cách khó chịu. Bà còn phàn nàn với chồng em là con dâu gì mà ngang ngạnh, người lớn nói cứ phớt lờ. Thế là chồng em cũng ra "tỉ tê" với vợ: "Em đừng nên uống nhiều quá..." Em bực bội, "nổi cơn" lên: "Anh với mẹ vừa phải thôi, em bầu bí nóng bức muốn làm mát cơ thể một chút mà cấm cản. Anh có giỏi thì mang thai thay em rồi biết!" Thế là ông xã đành xuống nước, còn mẹ chồng em vẫn giữ nguyên thái độ.
Em kệ, dù sao mẹ chồng cũng chẳng quá đáng đến mức đổ đống rau của em đi. Với lại làm sao mà vô lý thế được, em ăn uống được thì tốt chứ cớ gì mà không vui. Chính em cũng có muốn uống lắm đâu, đắng chết đi được. Có điều không cố mà nuốt thì người nóng bừng bừng cả ngày, làm sao chịu nổi. Dần dần, thấy em vẫn "bình an vô sự" nên mẹ chồng em cũng vui vẻ trở lại. Thỉnh thoảng còn giúp em ngâm rửa cho sạch sẽ nữa.
Ấy thế mà một hôm "nốc" một hơi ly rau má mát lạnh xong, em thấy hơi khó chịu. Sau đó thì càng ngày càng choáng váng, bụng đau và có cảm giác buồn nôn. Cơn đau mỗi lúc một mạnh khiến em bắt đầu sợ hãi. Với vội điện thoại alô cho chồng xong, em cứ như lịm dần đi với những cơn đau và sự sợ hãi. Cũng may là sau đó được đưa đến bệnh viện lập tức, nếu không có lẽ đã chẳng giữ được thai đến bây giờ rồi. Nguyên nhân làm em nghe xong mà suýt ngất, vì đúng là tại rau má thật đấy các mẹ ạ. Sợ thật! Vậy mà em cứ chủ quan, vô tư uống hàng ngày mà không biết suýt đã hại con.
Sau lần ấy em ân hận lắm. Chỉ tại cái tội ăn uống vô tội vạ, cộng thêm tính chủ quan, ương ngạnh không chịu nghe lời của em thôi. Những ngày nằm viện được mẹ chồng tận tình chăm sóc, em càng áy náy hơn vì đã không nghe lời mẹ. May mà cả mẹ với chồng đều không chấp nhặt gì, chỉ bảo em cố gắng ăn uống bồi bổ để thai được ổn định.
Giờ thì em chừa luôn các mẹ ạ. Dù có "tư tưởng mới" như thế nào cũng cần cẩn thận tìm hiểu bất cứ thứ gì mình ăn uống, để không làm hại đến con. Bác sĩ cũng nói với em là, tuy rau má là loại thảo dược rất tốt, nhưng nó không được khuyến khích dùng cho bà bầu. Nếu mẹ cố tình ăn nhiều thì có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cao; thậm chí trong thời gian mẹ cho con bú cũng không được sử dụng thức uống từ rau má nữa. Vả lại, nước uống từ thực phẩm sống cũng chứa nhiều nguy cơ cho bà bầu nếu quá trình vệ sinh không được tốt.
Vì vậy, các mẹ nhớ nhé, khi mang thai nội tiết tố của cơ thể thay đổi nên bà bầu thường cảm thấy nóng bức trong người. Nhưng mẹ đừng dại mà hạ nhiệt bằng cách uống rau má như em, sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi đấy, nhất là trong giai đoạn trước 15 tuần. Bù lại, mẹ hãy bổ sung thêm các loại rau quả có tính mát khác, hạn chế thức ăn nhiều gia vị cay nóng và đồ chiên rán, cà phê,... để hạ nhiệt cơ thể. Chúc các mẹ một thai kì khỏe mạnh!”
Ăn rau má có sảy thai không ?
Để làm rõ hơn vì sao ăn rau má lại gây sảy thai. Bác sỹ Hà Thị Huệ - chuyên khoa sản phụ khoa cấp I Nhà Hộ Sinh A 36 Ngô Quyền cho biết như sau:
Theo Đông Y: Rau má có tính hàn nên nếu cơ địa của các mẹ đang lạnh thì không được dùng lúc này mà chỉ dùng khi đang cảm thấy nóng trong người để giải nhiệt. Bên trong rau má có tính hàn, gây lạnh bụng. Vì thế, khi uống nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tiêu chảy. Hơn nữa, xay rau má uống sống dẫn tới rối loạn tiêu hóa, ngộ độc an toàn thực phẩm là rất cao. Vì vậy, bà bầu uống nước rau má có thể bị sảy thai.
Nếu chị em đã từng có tiền sử sảy thai, động thai hoặc có sức khỏe yếu cùng hệ tiêu hóa không ổn định, không nên uống nước rau má (trừ khi bác sĩ cho phép).
Dù bạn không phải là một trong những đối tượng trên cũng không nên uống nước rau má quá nhiều. Khi uống nhiều, nó có thể làm tăng lượng cholesterol cùng lượng đường trong máu và gây ra chứng tiểu đường thai kỳ.
Phương pháp uống nước rau má dành cho mẹ bầu
“Bà bầu có ăn được rau má không?” - thực chất nếu như biết sử dụng hợp lý, rau má sẽ có tác động tốt tới cơ thể. Hãy áp dụng phương pháp dưới đây:
Đối với những người bình thường, lượng nước rau má nên sử dụng hằng ngày là khoảng 1 ly nhỏ, (khoảng 40 g rau má xay). Không nên uống liên tiếp nước rau má trong 6 tuần hoặc 1 tháng.
Với phụ nữ mang thai, không nên uống nước rau má hàng ngày.
Khi chế biến để lấy nước rau má, chị em nên chọn mua trong siêu thị, từ nguồn cung cấp uy tín giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nên rửa và ngâm qua nước muối trước khi sử dụng. Xay rau má khoảng 5 giây sau đó lọc qua rây để uống. Nếu mẹ bầu không muốn đối diện với những ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột cần chú ý tới khâu vệ sinh.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa về “Ăn rau má có sảy thai không “ Nếu còn gì thắc mắc chưa hiểu các bạn có thể nhắn tin với các chuyên gia TẠI ĐÂY để được giải đáp mọi thắc mắc
Hastag:#suckhoeviet #rauma